1. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA QUẢ BƠ

Quả bơ có giá trị dinh dưỡng đáng kể. Trong 100g thịt bơ, sẽ có:
  • Chất đạm: 1.9g (bao gồm lysin 147mg)
  • Tinh bột: 2.3g
  • Chất béo: 9.4g (gồm 5.51g chất béo không no và 1.68g chất béo nhiều nối đôi)
  • Chất xơ: 0.5g
  • Canxi: 60mg
  • Sắt: 1.6mg
  • Magie: 24mg
  • Đồng: 311mg
  • Kali: 351mg
  • Vitamin E: 2.66mg
  • Beta-carotene: 53 mcg
  • Vitamin C: 17mg
  • Folat: 35mcg
Quả bơ được ưa chuộng không chỉ vì hương vị ngon mà còn vì sự đa dạng trong cách sử dụng. Bạn có thể ăn trái bơ nguyên, làm nhuyễn, xay sinh tố, trà sữa, trộn salad, làm sốt kem, nấu chè, làm kem, làm bánh, và thậm chí làm sushi. Với giá trị dinh dưỡng cao, quả bơ là loại thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe.
 
giá trị dinh dưỡng của quả bơ
quả bơ có giá trị dinh dưỡng cao


2. THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐỂ ĂN BƠ

Ăn bơ vào thời điểm phù hợp có thể tận dụng tối đa lợi ích cho sức khỏe. Để đảm bảo cơ thể hấp thu tốt dinh dưỡng từ quả bơ, nên ăn bơ trước bữa ăn chính khoảng 1-2 giờ.
Mặc dù có thể ăn bơ vào buổi tối, nhưng ăn bơ vào buổi sáng sẽ tốt hơn. Lúc này, bạn không cần lo lắng về lượng calo trong bơ tích tụ thành mỡ dư thừa. Nếu bạn muốn tăng cân, có thể ăn món ăn từ quả bơ sau bữa chính, khoảng 1-2 giờ.
Để tránh ăn quá nhiều bơ gây hại cho dạ dày, hạn chế ăn quá 1/2 quả bơ mỗi ngày là tốt nhất. Vì vậy bơ giúp duy trì lượng chất béo và calo hợp lý trong khẩu phần ăn hàng ngày.
 
giá trị dinh dưỡng của quả bơ
salad bơ


3. NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN BƠ

Một số đối tượng nên hạn chế hoặc tránh ăn bơ hoàn toàn, dù quả bơ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe:
 
Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú
Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú nên chú ý đến việc ăn bơ. Mặc dù quả bơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc ăn quá nhiều bơ có thể gây giảm tiết sữa và gây khó chịu cho trẻ nhỏ. Do đó, tốt nhất là chỉ nên ăn bơ ở mức độ vừa phải, không quá lạm dụng. 
Bạn nên đảm bảo sự cân đối giữa việc bổ sung dinh dưỡng từ bơ và duy trì lượng sữa đủ cho con bú. Trước khi thay đổi chế độ ăn, phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
 
giá trị dinh dưỡng của quả bơ
sinh tố bơ, kem bơ
 
Người đang bị bệnh về đường ruột
Người đang bị bệnh, đặc biệt là bệnh ở đường ruột cần hạn chế ăn bơ. Mặc dù bơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phong phú, nhưng trong trường hợp bệnh nhân đau yếu hoặc đang gặp vấn đề về đường ruột, việc ăn quá nhiều bơ có thể gây khó tiêu, đầy bụng và tiêu chảy. 
Cơ thể không thể tiếp nhận và tiêu hóa hết lượng chất dinh dưỡng từ bơ, gây ra các triệu chứng không mong muốn. Nếu bệnh nhân muốn ăn bơ, nên hạn chế lượng ăn chỉ từ 1/2 quả bơ mỗi ngày để đảm bảo an toàn và tránh gây phiền hà cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi thay đổi chế độ ăn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có sự điều chỉnh phù hợp.
 
Người có vấn đề liên quan đến gan
Người có vấn đề về gan nên hạn chế sử dụng quả bơ do chứa nhiều collagen. Chất này, khi không được tiêu hóa hoàn toàn, có thể tích tụ trong gan và gây tổn thương đến tế bào gan. Đối với những người đang mắc các bệnh liên quan đến gan, việc giới hạn tiêu thụ bơ là cần thiết để bảo vệ sức khỏe gan của họ. Họ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn rõ hơn về việc ăn bơ trong trường hợp cụ thể của mình.
 
Người béo phì hoặc đang áp dụng chế độ giảm cân
Người đang bị béo phì hoặc đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân nên hạn chế tiêu thụ quả bơ. Bơ chứa nhiều chất béo, do đó việc ăn quá nhiều bơ có thể gây tăng cân và làm mất kiểm soát quá trình giảm cân. Để đạt được mục tiêu giảm cân hiệu quả, bạn nên cân nhắc việc giảm lượng bơ trong thực đơn hàng ngày và tìm các nguồn thực phẩm khác thích hợp để bổ sung dinh dưỡng.
 
Người đang sử dụng thuốc
Người đang sử dụng thuốc cần lưu ý về tương tác giữa quả bơ và một số loại thuốc. Quả bơ có thể gây tác dụng tương tác hoặc làm giảm hiệu quả của một số thuốc như thuốc chống đông máu như Warfarin hoặc Heparin, thuốc chống kết tập tiểu cầu như Clopidogrel, và thuốc chống viêm không steroid như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen. Ngoài ra, quả bơ cũng có thể tăng thêm tác dụng phụ của thuốc giảm cholesterol. Vì vậy, trước khi có ý định ăn bơ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để được tư vấn và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.
 

4. CÔNG DỤNG QUẢ BƠ

4.1 Tốt cho sức khỏe tim mạch

Trong 100g quả bơ có 76mg beta sitosterol – một sterol thực vật tự nhiên. Thường xuyên tiêu thụ beta sitosterol và các sterol thực vật khác có thể duy trì mức cholesterol khỏe mạnh. Điều này vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.
 
ăn bơ tốt cho tim mạch
ăn bơ tốt cho tim mạch
 

4.2 Tốt cho thị lực

Bơ chứa zeaxanthin và lutein. Đây là hai chất phytochemical có trong mô mắt. Chúng có khả năng chống oxy hóa và giảm thiểu những tác động tiêu cực bên ngoài lên mắt như khói bụi, tia UV.
Ngoài ra, axit béo omega-3 cũng giúp hấp thụ các chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng.
 

4.3 Ngăn ngừa loãng xương

Nhiều người chưa biết quả bơ có tác dụng gì đối với hệ cơ xương? Nửa quả bơ cung cấp khoảng 18% giá trị hàng ngày của vitamin K. Loại vitamin này vô cùng cần thiết cho sức khỏe của xương.
Cụ thể, bổ sung đủ vitamin K có thể tăng hấp thụ canxi và giảm bài tiết canxi qua nước tiểu. Từ đây ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương do thiếu canxi.
 

4.4. Bơ chứa thành phần ngăn ngừa ung thư

Các nghiên cứu vẫn chưa đánh giá được mối liên hệ trực tiếp giữa việc tiêu thụ bơ và việc giảm nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, quả bơ có chứa các hợp chất có thể giúp ngăn ngừa sự khởi phát của một số bệnh ung thư.
Mỗi ngày ăn một quả bơ có tốt không? 1/2 quả bơ có 59 mcg folate (cung cấp 15% giá trị hàng ngày). Một khi cơ thể được cung cấp lượng folate đầy đủ sẽ giảm nguy cơ ung thư ruột kết, dạ dày, cổ tử cung, tuyến tụy…
Bơ cũng chứa nhiều chất phytochemical và carotenoid, có đặc tính chống ung thư. Khoa học đã chỉ ra rằng carotenoid có khả năng ngăn ngừa sự tiến triển của ung thư.
 

4.5 Hỗ trợ sức khỏe thai nhi

Ăn quả bơ có tác dụng gì? Tác dụng của quả bơ đối với phụ nữ mang thai là rất lớn.
Folate rất quan trọng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Bổ sung đầy đủ folate sẽ giảm nguy cơ sẩy thai và các bất thường về ống thần kinh. Một quả bơ có thể chứa tới 160 mcg. Bơ cũng chứa các axit béo lành mạnh, tốt cho sự phát triển của thai nhi.
 
giá trị dinh dưỡng của quả bơ
sinh tốt bơ ngon bổ 
 

4.6  Giảm nguy cơ trầm cảm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng folate thấp có liên quan tới chứng trầm cảm. Bơ lại là nguồn folate tốt, có thể giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.
Folate trong quả bơ giúp ngăn ngừa sự tích tụ của homocysteine, một chất làm suy giảm lưu thông và cung cấp chất dinh dưỡng tới não. Kết quả là bạn sẽ có tâm trạng tốt, giấc ngủ sâu.
 

Bơ chứa nguồn folate tốt, có thể giảm nguy cơ mắc trầm cảm
 

4.7 Lợi ích của ăn quả bơ cải thiện tiêu hóa

Có thể thấy bơ có nhiều chất xơ. Trong 1/2 quả bơ có khoảng 6 – 7g chất xơ. Ăn thực phẩm có chất xơ tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa táo bón, duy trì sức khỏe đường tiêu hóa và giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
 

4.8 Giải độc tự nhiên

Cung cấp đủ chất xơ sẽ làm cho nhu động ruột hoạt động tốt, điều này rất quan trọng cho việc bài tiết chất độc qua mật và phân.
 

4.9 Giảm đau xương khớp

Bơ và một số thực phẩm thực vật khác có saponin. Chất này có tác động tích cực đến các triệu chứng thoái hóa khớp gối và khớp háng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác nhận tác dụng lâu dài của saponin đối với những người bị viêm xương khớp.
 
quả bơ ăn giúp giảm đau xương khớp
ăn bơ giảm đau xương khớp
 

4.10 Có khả năng kháng khuẩn

Bơ và dầu bơ có chứa các chất có đặc tính kháng khuẩn. Nghiên cứu cho thấy chất chiết xuất từ hạt bơ có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm khuẩn huyết.
 

4.11 Bảo vệ khỏi bệnh mãn tính

Khoa học cũng chỉ ra rằng chất xơ giúp cơ thể duy trì sự cân bằng vi khuẩn lành mạnh. Điều này làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
 

5. QUẢ BƠ KỴ VỚI GÌ?

Khi ăn bơ, để đảm bảo an toàn, bạn cần nhớ rằng thực phẩm này cũng “đại kỵ” với một số thứ.
• Khi ăn bơ không ăn cùng đồ uống lạnh: Bơ có nhiều axit béo. Nếu sau khi bạn nạp loại axit này vào cơ thể cùng uống đồ lạnh thì có thể gặp tình trạng khó tiêu, đau bụng. Lý do là nhiệt độ thấp khiến axit béo không thể hấp thụ vào cơ thể.
• Không ăn bơ với các thực phẩm giàu chất béo khác: Nạp nhiều axit béo cùng lúc sẽ dẫn tới hiện tượng ức chế các axit béo chưa no, làm giảm hấp thụ.
• Bơ kỵ với dưa hấu: Dưa hấu có tính hàn. Vậy nên khi ăn cùng bơ sẽ làm giảm quá trình hấp thụ axit béo, gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
 

Cho thuê văn phòng quận Phú Nhuận Kim Quang group - Nguồn Tổng Hợp
 
Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng đúng cách
Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng đúng cách

1. CHỈ SỐ KEM CHỐNG NẮNG Chỉ số SPF – Sun Protection Factor là chỉ số chúng ta hay thấy trên mỗi lọ kem chống nắng. Chỉ số này...

50 công dụng tuyệt vời của dầu dừa bạn đã biết chưa?
50 công dụng tuyệt vời của dầu dừa bạn đã biết chưa?

Dầu dừa ngày càng được sử dụng thịnh hành trên thế giới. Dầu dừa làm cân bằng lượng đường trong máu, kháng...

0.0 Đánh giá trung bình
5 0% | 0 đánh giá
4 0% | 0 đánh giá
3 0% | 0 đánh giá
2 0% | 0 đánh giá
1 0% | 0 đánh giá