Chúng ta có thể dung nạp văn hóa các nước nhưng luôn phải giữ được nguyên tắc rửa sạch, ăn chín, uống sôi để bảo vệ sức khỏe bản thân.
1. ĂN UỐNG SAO CHO ĐÚNG CÁCH?
Thức ăn sống tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như bị nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc.
Bên cạnh đó, khi ăn sống sẽ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa như nhiễm vi khuẩn HP (có thể gây ung thư dạ dày), viêm gan A, viêm gan E... Đặc biệt là rất dễ nhiễm ký sinh trùng: sán lá gan, sán dải cá, sán lá phổi... Khi chúng đã ký sinh thì rất khó để điều trị, có thể gây ra nhiều biến chứng như động kinh, co giật, viêm cơ tim, viêm phổi, ho ra máu...
rau sống rửa sạch trước khi ăn tránh nhiếm ấu trùng giun sán
Trong văn hoá ẩm thực của mỗi quốc gia, việc ăn đồ tái sống được coi là một trải nghiệm ẩm thực đặc biệt và thú vị. Đồ ăn được chuẩn bị từ các nguyên liệu tươi ngon và chất lượng cao, được chế biến theo cách không nấu chín để giữ lại hương vị tinh túy và cấu trúc tự nhiên của nguyên liệu.
Ở Việt Nam chúng ta có các mỏi gỏi như: Gỏi cá, thịt chua, thịt tươi, hải sản tươi sống,.... Ở Nhật Bản họ có món tươi sống như: sushi, sashimi, các món gỏi ở Thái Lan,... Mỗi món ăn lại đem lại hương vị và trải nghiệm khác nhau. Tuy nhiên các món ăn có thể lại tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý như nhiễm sán, ngộ độc,...
không nên ăn nhiều gỏi hải sản tái sống
Một số nạn nhân tử vong hoặc cắt bỏ những bộ phận cơ thể bị hoại tử bởi ăn phải một số loại hải sản tươi sống bị nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" - Vibrio vulnificus.
Tử vong sau một tuần
Sau hai năm, chị T.M.L. (42 tuổi, ngụ TP.HCM) vẫn chưa hết bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của một người bạn. Bạn chị L. mất bởi nguyên nhân ăn hải sản sống.
Theo chị L., sau khi cùng gia đình đi ăn hải sản tươi sống, trong đó có hàu sống, về nhà người bạn có triệu chứng như cảm, sốt. Gia đình đưa vào bệnh viện, các bác sĩ xét nghiệm xác định bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người".
Thời điểm này (sau gần một tuần nhập viện), các bác sĩ cho biết vi khuẩn này tấn công các bộ phận nội tạng, buộc phải phẫu thuật để ngăn vi khuẩn.
Chị L. cho biết các bác sĩ lý giải không phải ai cũng bị nhiễm loại vi khuẩn này mà tùy vào cơ địa, độ miễn dịch của mỗi người.
"Chỉ với các triệu chứng hết sức bình thường, trong vòng một tuần gia đình người bạn đã làm đủ mọi thứ có thể nhưng cô ấy vẫn ra đi trong sự hoảng hốt" - chị L. chia sẻ.
Không chỉ ở Việt Nam có các ca nhiễm bị tử vong hoặc bị để lại di chứng, mà ở nhiều nước trên thế giới, số ca mắc bệnh này cũng rất đáng báo động.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), ước tính mỗi năm vi khuẩn Vibrio vulnificus gây ra khoảng 80.000 trường hợp nhiễm bệnh và 100 ca tử vong tại Mỹ.
2. ĂN ĐỒ SỐNG CÓ TỐT KHÔNG?
Ăn đồ sống có thể giữ trọn các chất dinh dưỡng có trong nó và tạo nên trải nghiệm mới lại khi ăn. Nếu vậy thì ăn đồ sống có tốt không và ăn nhiều có tốt không? Câu trả lời là không bạn nhé,
nhiễm bệnh do ăn nhiều đồ tái sống.
không nên ăn nhiều hải sản tái sống
2.1. Cảnh báo: Ăn đồ sống bị sán
Có không ít trường hợp khiến người nhập viện do thói quen ăn đồ tái, chưa nấu chín. Gần đây, một người đàn ông 56 tuổi, cư trú tại Đồng Nai, đã tới Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM để khám bệnh và tiến hành nội soi tiêu hóa.
Trong quá trình nội soi, các bác sĩ phát hiện rằng bệnh nhân có một con sán dây đang sinh sống trong tá tràng và đã thực hiện việc kéo con sán ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, do đầu sán bám chắc, chỉ có thể kéo ra được một phần và sau đó bệnh nhân được sử dụng thuốc xổ để loại bỏ hoàn toàn con sán.
vi khuẩn salmonella trong thịt lợn
Bệnh nhân cũng tiết lộ thêm rằng thường xuyên ăn thịt bò tái từ khi còn nhỏ, chỉ ướp chanh và chế biến bằng nước sôi mà không nấu chín. Nhiều người ăn sống thường thêm các gia vị như mù tạt, ớt, muối, tiêu... để giảm mùi hôi và tăng cảm giác kích thích khi ăn. Tuy nhiên, những thực hư này chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và các vấn đề sức khỏe khác.
Trường hợp này chỉ ra rõ nguy nguy cơ ăn đồ sống bị sán ký sinh rất cao. Việc chế biến thực phẩm đầy đủ và đảm bảo vệ sinh là cần thiết để tránh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và đảm bảo an toàn cho cơ thể.
2.2. Nguy cơ tiềm tàng khi ăn đồ tái sống
Nguy cơ khi ăn hải sản sống
Hàu có thể chứa virus và vi khuẩn từ nguồn nước mà chúng sống. Nếu không nấu chín, ăn hàu tái hoặc sống có thể gây lây nhiễm vi khuẩn Vibrio, gây ra các bệnh nghiêm trọng. Loại hải sản này cũng có thể truyền virus gây bệnh viêm gan A. Do đó, không nên tiêu thụ hàu sống hoặc tái mà phải đảm bảo chúng được nấu chín trước khi ăn.
Một số loại hải sản sống, như tôm, có thể được ướp trong nước cốt chanh và ớt để tạo thành món gỏi. Tương tự như sushi, món ăn này cũng tiềm ẩn vi khuẩn và ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm. Không nên ăn gỏi cá và các loại hải sản chưa nấu chín hoặc còn sống, đặc biệt là khi thuộc vào nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc có vấn đề về hệ miễn dịch. Hải sản cần được nấu chín ở nhiệt độ tối thiểu từ 63 - 74°C.
hạn chế ăn nhiều món tái sống
Trẻ em nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cùng với những người có vấn đề về hệ miễn dịch, không nên ăn cá sống hoặc chưa chín. Mọi người cũng nên tránh tiêu thụ các loại cá biển có nồng độ thủy ngân cao, như cá kiếm, cá ngừ mắt to và cá mập.
Nguy cơ khi ăn thịt sống
Thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn như salmonella, E. coli và listeria gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Ngoài việc ăn thịt lợn chưa nấu chín trực tiếp, bạn cũng có thể bị lây nhiễm vi khuẩn từ các bề mặt như thớt, mặt bàn và các dụng cụ nhà bếp mà tiếp xúc với thịt lợn sống. Để đảm bảo an toàn, thịt lợn phải được nấu chín ở nhiệt độ tối thiểu là 63°C, sau đó để nguội ít nhất 3 phút trước khi ăn.
bệnh nhân nhiễm giun sán
Mặc dù nhiều người không ưa thích thịt bò chín quá kỹ, nhưng việc ăn thịt bò còn sống không đảm bảo an toàn. Thịt bò tái (Beef Steak) là một món ăn đồ tái phổ biến, thường không được nấu chín hoàn toàn. Thịt và gia cầm sống có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao vì chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn từ E. coli đến salmonella. Và có một vài vụ thịt bò nhiễm sán như miếng bò của GoGi bị nghi có sán.
Ăn trứng sống có tốt không. Việc ăn trứng tươi có thể chứa vi khuẩn thương hàn salmonella, gây ngộ độc thực phẩm. Để tránh nguy cơ bị bệnh, phương pháp tốt nhất là nấu chín trứng cho đến khi lòng trắng và lòng đỏ đặc lại. Đối với các món sử dụng trứng sống, như xốt mayonnaise, chỉ nên sử dụng trứng đã được chứng nhận tiệt trùng.
Những rau củ quả không nên ăn sống
Khoai tây: Phần khoai tây mọc mầm màu xanh chứa chất solanine, gây vị đắng và có thể gây tiêu chảy, sốt, nhức đầu và nôn mửa. Cần loại bỏ phần mầm và rửa sạch khoai tây trước khi chế biến. Khoai tây chỉ nên được sử dụng khi đã nấu chín hoàn toàn và không bao giờ nên ăn sống.
Khoai môn: Khoai môn sống chứa các hợp chất oxalat có thể gây sưng, kích ứng vùng môi, miệng và cổ họng. Phương pháp nấu chín khoai môn kèm theo sữa có thể giúp giảm tác dụng của các chất độc này.
Sắn: Sắn, hay còn gọi là khoai mì, nếu ăn sống có thể chứa xyanua. Cần gọt bỏ rễ, vỏ và nấu chín sắn trước khi ăn để đảm bảo an toàn. Việc ăn sắn sống hoặc chưa chín có thể gây tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa.
3. LÀM SAO ĂN ĐỒ SỐNG KHÔNG LO BỊ SÁN?
Để nói ăn đồ sống không lo bị sán là rất khó, nhưng chúng ta có thể hạn chế nguy cơ bị sán theo những cách sau:
• Lựa chọn nguồn thực phẩm chất lượng rõ nguồn gốc từ các công ty lớn. Bởi nguồn nguyên liệu ở đây được kiểm soát từ khâu chăn nuôi đến khâu chế biến rất nghiêm ngặt.
• Ăn kèm các loại rau gia vị như: Tía tô, tỏi, wasabi, rau húng, rau mùi, tiêu, gừng, ớt,...
BS CK1 Trần Thị Ngần, Trưởng khoa Dinh dưỡng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Sở Y tế) cho biết, khi ăn món tái, sống ở nhà hàng hay mua đồ về nhà làm, chúng ta không thể biết chắc được thực phẩm đó có thực sự sạch hay không, bởi các loại khuẩn, sán, ký sinh trùng, độc tố hay mầm bệnh có trong thực phẩm rất khó có thể nhận biết bằng mắt thường.
Bác sĩ Ngần khuyến cáo không nên ăn thực phẩm tái, sống. Ngay cả khi kiểm soát được chất lượng, độ tươi vì không ai bảo đảm được nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng giun, sán… từ dụng cụ chế biến và rau sống. Đặc biệt, không nên ăn tiết canh, sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu con heo bị bệnh liên cầu khuẩn.
4. CÁC CHUYÊN GIA TỔNG HỢP MỘT SỐ MÓN ĂN CÓ NGUY CƠ KHIẾN BẠN BỊ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
Các món từ thịt
Ký sinh trùng như sán dây bò thường ký sinh trong thịt nạc, nội tạng động vật. Bởi vậy, các món từ thịt, nội tạng bò, lợn nếu không được nấu chín có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng.
Con bò hay lợn khỏe mạnh, vi sinh vật không nhiễm trong thịt mà ở đường tiêu hóa. Bởi vậy, khi giết mổ, cần đảm bảo bộ phận tiêu hóa của bò hay lợn không bị vỡ ra, vi sinh vật sẽ không chui từ đường tiêu hóa ra ngoài. Nói cách khác, quy trình giết mổ sạch cho ra thịt sạch.
Như vậy, món phở bò tái hoặc bò tái nhúng lẩu, bò bít tết tái là món ăn khoái khẩu của nhiều người, song có thể khiến người ăn bị nhiễm sán.
Nem chua
Nem chua là thực phẩm không được nấu chín mà lợi dụng hơi men của lá (lá ổi, lá sung) và thính gạo để làm chín. Quá trình chế biến, thịt lợn giã nhuyễn trộn với thính, bì lợn thái chỉ, muối tiêu, đường, tỏi, sau đó chia thành các phần nhỏ, cuốn kèm với một loại lá nào đó tùy khẩu vị người ăn. Với cách chế biến này, nếu thịt lợn làm nem chua bị nhiễm sán, giun, nguy cơ lây sang người rất cao.
không nên ăn nhiều nem chua
Nem đủ ngày, đủ độ chua, axit trong nem có thể tiêu diệt trứng, ấu trùng sán. Nem chưa lên men đủ ngày thì trứng, ấu trùng sán nếu có trong nem chưa bị tiêu diệt, người ăn có thể bị nhiễm ký sinh trùng.
Xem thêm: 50 công dụng tuyệt vời của dầu dừa bạn đã biết chưa?