Vua xe hơi Henry Ford có cuộc đời được coi là biên niên sử của vô số lần liên miên vấp ngã rồi lại đứng dậy, là thương hiệu “huyền thoại đi lên từ thất bại” của nước Mỹ. Đó là nơi ta hiểu rằng tận cùng của mọi nỗ lực để đạt đến thành công nằm ở sức mạnh của sự đàn hồi.
Henry Ford là con trai cả của một nông dân có nguồn gốc từ Iceland sang nhập cư ở Mỹ từ những năm đầu của thế kỷ 19. Ông sinh năm 1863 và là con trai đầu trong số 6 người con của ông bà William Ford. Cha ông là chủ một trang trại chuyên việc đồng áng nhưng ông lại chỉ đam mê các loại máy móc.
Henry Ford đem theo sự đam mê máy móc về nhà. Cha ông đã cho ông một cái đồng hồ đeo tay khi ông bắt đầu sang tuổi thanh niên. Tới 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là một người sửa chữa đồng hồ giỏi, từng tháo ra và lắp lại các loại đồng hồ của bạn bè và hàng xóm hàng chục lần.
Vua xe hơi Henry Ford
Henry Ford là người dạy lái xe cho người Mỹ, là người đưa toàn thể nhân loại vào một kỷ nguyên mới: kỉ nguyên của những chiếc ô tô.
Ông là 1 trong 3 người giàu có nhất thế kỉ 20, được xưng tụng là 1 trong số 5 nhà công nghiệp kiến tạo nên nước Mỹ, là huyền thoại lớn, là cha đẻ của ngành sản xuất ô tô hiện đại.
Ông đã sáng lập và đưa hãng Ford Motor trở thành một đế xe hơi vĩ đại, và sáng chế ra phương pháp sản xuất theo dây chuyền tiên tiến, làm nền tảng cho nền sản xuất toàn cầu trong suốt hơn 100 năm.
Vua xe hơi Henry Ford
Ford đã sống cuộc đời của một nhà tư bản lớn, với tấm gương chói ngời của một con người đã giành được tất cả bằng một năng lực có thể chiến thắng mọi thất bại: sức mạnh của sự đàn hồi.
“Tôi là một con lật đật. Tức là dù nghịch cảnh có đấm tôi bằng một cú đánh mạnh như thế nào, rồi tôi cũng sẽ quay lại. Dù tôi có lắc lư dữ dội, nhưng tôi cũng sẽ lại cân bằng. Để đến đích, bạn phải chịu được những thất bại trời giáng. Bạn phải trở lại mạnh mẽ. Bạn phải đàn hồi. Bạn phải đáp trả bằng tất cả lực bung của một quả bóng được nén xuống hết cỡ”.
Vua xe hơi Henry Ford
Cuộc đời của Henry Ford là biên niên sử của vô số lần liên miên vấp ngã rồi lại đứng dậy. Đó là thương hiệu của “huyền thoại đi lên từ thất bại” của nước Mỹ.
Đó là nơi ta hiểu rằng tận cùng của mọi nỗ lực để đạt đến thành công nằm ở sức mạnh của sự đàn hồi.
Niềm say mê điên cuồng với cơ khí của cậu thiếu niên trẻ tuổi Ford bị dội gáo nước lạnh ngay từ tuổi nhỏ khi cậu vô tình làm nổ tung chiếc động cơ tự chế làm bạn học bị thương nặng.
Cậu đã bị gia đình cấm cửa nhưng vẫn quyết mày mò, học hỏi đến cùng. “Tình yêu của tôi có thể bị đập nát được sao? Không. Cái cây dù có bị đốn ngã thì hạt của nó sẽ lại chui xuống đất và lại nảy mầm lần nữa!”.
Vua xe hơi Henry Ford
Ngay cả khi nghịch cảnh đã tước mất người mẹ và đồng xu cuối cùng của Ford, thì ông vẫn vùi đầu vào chế tạo. “Khi chế tạo, bạn dồn hết tâm trí lắp ghép để tạo ra một thứ. Rồi đột nhiên bạn tìm ra một điểm không hợp lý và bạn tháo tung tất cả. Cuối cùng, bạn ghép lại thành phiên bản mới tuyệt vời hơn rất nhiều.
Đó cũng là cách vận hành của cuộc sống. Bạn đang có tất cả thì bỗng một cơn cuồng phong cuốn sạch đi mọi thứ. Bạn vùng dậy và làm lại từ đầu với những hiểu biết mới, bằng toàn bộ năng lượng được giải phóng từ lực nén của sự đàn hồi”.
Thomas Edison, nhà phát minh thiên tài đã nhìn ra phẩm chất đặc biệt ẩn sau tài năng chói ngời của “người thợ máy thiên bẩm”. Không đếm xỉa gì bằng cấp, Edison đã nhận Ford làm cộng sự và tận tình chỉ bảo ông.
Con người Ford được tưới đẫm tinh thần chăm chỉ, cần cù, dám thử dám liều của Edison và ý chí đàn hồi vô biên từ trong huyết quản. Với những hành trang ấy, ông đã đi xa hơn mọi nhà tư bản cùng thời.
Dòng xe đầu tiên là một cú knock-out sấm sét. Bất chấp 18h mỗi ngày miệt mài giam mình trong xưởng tự chế, nhặt nhạnh từng mẩu kim loại thừa, chiếc xe vẫn bị thị trường ghẻ lạnh đến đáng sợ. Ngân hàng cười vào mặt ông khi nhận hồ sơ vay vốn. Lời chê bai dè bỉu xuất hiện khắp nơi.
Nhưng Henry Ford không nản chí. Ông chạy vạy mọi chỗ, bất chấp mọi lời chỉ trích và cuối cùng đã xoay sở được chút tiền để lao vào phiên bản thứ hai.
Ý chí của Henry Ford đã thắng ván cược định mệnh. Xe được đón nhận, và ông dành hết vốn liếng để theo đuổi tiếp giấc mơ của mình.
Số phận lại trêu đùa Ford khi ông bị sa thải ở tuổi 40 bởi chính công ty mình thành lập. Một lần nữa, quả bóng nghịch cảnh lại bị nén xuống cực đại, và sức mạnh đàn hồi lại được bung ra. Ông vắt kiệt những đồng xu cuối cùng để lao vào giấc mơ sản xuất xe bốn bánh cho tất cả người Mỹ.
Đó là khát vọng điên cuồng nhất một gã đàn ông thất nghiệp với số tài khoản trống rỗng có thể mơ ước tới, là hành trình đầy chông gai đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu nhất, những kỹ thuật phức tạp nhất và quan trọng là một cái đầu đủ vững vàng khi chứng kiến hàng trăm mẫu thử nghiệm biến thành sắt vụn, trước sự hả hê của xã hội.
Vua xe hơi Henry Ford
Để rồi 10 năm sau đó, người ta phải bật ngửa ngỡ ngàng khi kẻ thất bại năm xưa đang ngạo nghễ đứng trên đế chế sở hữu nhà máy sản xuất dây chuyền lớn nhất thế giới – Highland Park, với 5 triệu chiếc ô tô bán ra mỗi năm.
Khi đã đứng trên đỉnh cao và danh vọng, một lần nữa thực tại giáng cho người đàn ông này một đòn chí tử bởi thất bại trước Chevrolet.
Lúc này đây, ông hoàn toàn có thể lựa chọn việc nghỉ ngơi với phần tài sản kếch xù tới cuối đời. Nhưng vị chủ tịch 64 tuổi không nghĩ thế.
Ông lại tiếp tục lao vào nghiên cứu để xuất xưởng mẫu xe mới. Và cuộc đời lại “ưu ái” ông khi cuộc đại khủng hoảng xảy đến đẩy công ty tới bờ vực điêu đứng. Thậm chí khi đã 80 tuổi, Henry Ford vẫn phải gồng mình với guồng quay công việc khi người con trai độc nhất qua đời.
Bạn không bao giờ có thể thoát khỏi những cú đè khắc nghiệt của cuộc sống. Khi áp lực đè xuống, hãy nhớ lại cách Henry Ford đã làm. Hãy đàn hồi. Hãy đàn hồi thật dữ dội. Hãy trở lại bằng tất cả khả năng cải thiện nghịch cảnh.
Hãy giống như con lật đật. Hãy giống như quả bóng cao su. Con lật đật vẫn sẽ đứng im, quả bóng cao su rồi lại căng đầy.
Và thành công cuối cùng cũng sẽ không từ chối bạn, miễn là bạn không nản chí, miễn là bạn đón nhận tất cả bằng tinh thần vĩ đại của Henry Ford. Hãy nhớ lấy bài học của ông: